LÕI LỌC NƯỚC LÀ GÌ? VÌ SAO PHẢI VỆ SINH LÕI LỌC NƯỚC?
Hiện nay, hầu như mọi gia đình đều hướng đến mục tiêu mua và sở hữu các thiết bị lọc nước nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt được trong lành. Tuy nhiên ngoài giá thành, chi phí bảo dưỡng và thay mới các lõi lọc nước cũng là điều khiến các gia đình đắn đo. Đừng để những yếu tố này cản trở bạn sở hữu cho mình một thiết bị lọc nước hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các cách thay lõi lọc nước tại nhà dưới đây.
Lõi lọc nước là gì?
Lõi lọc nước là trái tim của máy lọc nước, là thiết bị quan trọng nhất đảm nhiệm việc thực hiện quy trình lọc nước. Tùy vào công nghệ lọc của máy lọc nước, các lõi lọc sẽ có cấu tạo, chất liệu, thiết kế khác nhau. Tuy nhiên thông thường các lõi lọc đều có hình trụ, được làm từ vật liệu có độ bền cao, chống oxy hóa và ăn mòn. Bên trong lõi lọc là các màng lọc được thiết kế theo công nghệ khác nhau.

Lõi lọc nước cho phép nước từ nguồn vào chảy qua, chúng giữ lại cặn bẩn, các phân tử hóa chất, vi khuẩn,… li ti, cho nguồn nước ra được tinh khiết. Vì vậy sau một thời gian sử dụng, các lõi lọc này thường bị bám bẩn và cần được vệ sinh.
Phân loại lõi lọc nước
Tùy theo công nghệ mà thiết bị lọc nước sử dụng (phổ biến nhất là các công nghệ RO, UF và Nano), các lõi lọc có cấu tạo và chất liệu khác nhau. Để thay lõi lọc một cách chính xác mà không ảnh hưởng đến máy vận hành, nên tìm hiểu rõ cách phân loại lõi lọc nước. Ta có thể phân loại các lõi lọc nước theo các yếu tố như sau:
Phân loại theo cấu tạo
- Lõi nén: Nguyên liệu tạo thành lõi lọc này gồm Polypropylen (PP) và Polyetylen (PE). 2 chất này sẽ được nung chảy và rót vào các khuôn có sẵn, cho ra lõi lọc dạng rắn nguyên khối có chứa các lỗ li ti.
- Lõi sợ quấn: Tương tự lõi nén, lõi sợi quấn cũng sử dụng PP và PE. 2 chất này được kéo thành những sợi mỏng và dai, quấn quanh trục nhựa như một tấm lọc chứa các mắt li ti để nước tràn qua.
- Lõi giấy xếp: Ở loại lõi lọc này, PP và PE được ép thành các tấm mảnh, gấp nếp hình quạt để tăng diện tích tiếp xúc với nước, từ đó lọc được lượng nước lớn hơn.

Phân loại theo chức năng
- Lõi lọc thô: Như tên gọi, lõi lọc này chỉ lọc những chất rắn, rong rêu, bụi bẩn trong nước, chất bẩn thô và có kích thước khá lớn. Vì vậy lõi lọc thô thường được đặt ở những phần đầu của thiết bị lọc.
- Lõi lọc tinh: Ngược lại vỡi lõi lọc thô, lõi lọc tinh chuyên lọc những phân tử kim loại nặng, vi khuẩn, chất cặn bã kích thước siêu nhỏ. Vì vậy lõi lọc tinh được đặt ở những vị trí sau trong bộ máy lọc của thiết bị.
Phân loại theo vật liệu tạo thành
Các loại lõi lọc làm sạch nước nhờ vào những thành phần trong lõi như:
- Lõi lọc Polypropylen: Lõi lọc này sử dụng vật liệu Polypropylen ở dạng những sợi tơ mảnh và dẻo dai, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động vật lí đồng thời không bị oxy hóa hay ăn mòn bởi axit trong nước.
- Lõi lọc Polyetylen: Sử dụng vật liệu Polyetylen có độ bền cao, lõi lọc này có hiệu quả lọc nước ổn định và tuổi thọ cao.
- Lõi lọc than hoạt tính: Đây là lõi lọc không thể thiếu ở các hệ thống lọc nước. Than hoạt tính được xay mịn và ép thành khối, giúp giữ các chất bẩn, độc tố gây nước đổi màu, có mùi. Đồng thời lõi lọc than hoạt tính còn lọc được phân tử các kim loại nặng và clo, đem lại cho bạn nguồn nước tinh khiết và trong lành.
Vì sao nên vệ sinh lõi lọc nước?
Như đã nói ở trên, lõi lọc nước là bộ phận chính thực hiện quy trình lọc và cho ra dòng nước tinh khiết. Các chất bẩn lâu ngày tích tụ trong lõi lọc sẽ khiến việc lọc nước trở nên khó khăn, dẫn đến hiệu suất lọc giảm, thiết bị hoạt động không trơn tru và tắc nghẽn mạch nước.
Để đảm bảo máy lọc nước luôn vận hành ổn định và lọc nước một cách hiệu quả, hãy nhớ vệ sinh hoặc thay lõi lọc nước định kì bạn nhé!
Hotline: 0911 212 526
Địa chỉ: 178 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng
Website: tdhgroup.com.vn
Xem thêm:
- Chọn thiết bị nước sử dụng công nghệ nào?
- Nên chọn cây nước nóng hay máy lọc nước nóng?
- Máy lọc nước ion kiềm hoạt động như thế nào?